Bài viết giải thích các yếu tố thường được xem xét hay các câu hỏi thường gặp của người phụ trách phỏng vấn và ứng viên khi xét về sự khác nhau khái quát giữa phỏng vấn lần một và phỏng vấn lần hai.
Làm sao để PR bản thân trước các doanh nghiệp Nhật
Vì kỹ năng, kinh nghiệm và giá trị quan của mỗi người khác nhau, do đó mỗi người sẽ có một cách thể hiện bản thân riêng của mình khi phỏng vấn. Tuy nhiên, việc PR bản thân của ứng viên cũng có thể tạo ra tác động tốt hoặc không tốt đến người trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng cho doanh nghiệp. Bài viết lần này chúng tôi sẽ nhấn mạnh về cách thức cũng như cách lên ý tưởng cơ bản khi muốn tạo đột phá trong buổi phỏng vấn bằng cách PR bản thân.
Điều chúng ta PR về bản thân phải phù hợp với nhu cầu tìm kiếm nhân sự của doanh nghiệp
Khi đề ra hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp, phòng nhân sự đã lập nên một chiến lược tuyển dụng cụ thể chẳng hạn như số người, kỹ năng, kinh nghiệm, thời hạn tuyển dụng.. Do đó, điều quan trọng khi ứng viên PR về bản thân mình không phải chỉ là tập trung nói về điểm mạnh của bản thân mà từ những điều kiện tuyển dụng của doanh nghiệp, bạn phải biết phân tích, đánh giá bản thân mình có những điểm nào phù hợp với định hướng phát triển công việc kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.
Vậy làm thế nào để tìm được điểm chung giữa bản thân mình và hình mẫu của một người nhân viên mà doanh nghiệp đang mong muốn? Đó chính là kết quả của việc “tự phân tích” để hiểu rõ bản thân kết hợp với việc phân tích các nhu cầu tuyển dụng từ phía doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích thông tin doanh nghiệp một cách hữu hiệu
Để biết được những yêu cầu về kinh nghiệm cũng như năng lực từ ứng viên mà doanh nghiệp mong muốn khi tuyển dụng, hãy tận dụng tối đa nguồn thông tin từ trang chủ công ty, trang web tuyển dụng hay đến thăm quan trực tiếp công ty, doanh nghiệp nếu có cơ hội. Trong trường hợp những điều kiện tuyển dụng đã được doanh nghiệp trình bày cụ thể, thì khi đó việc tham khảo loại hình kinh doanh và ngành nghề của doanh nghiệp trước khi ứng tuyển là điều rất cần thiết. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo những thông tin liên quan chẳng hạn như khách hàng của doanh nghiệp thường là những đối tượng nào, dịch vụ hàng hóa như thế nào, thông tin về các mặt hàng đang kinh doanh ra sao.. Từ đó, bạn có thể nắm bắt được một hình ảnh tổng quát nhất về doanh nghiệp.
Tìm điểm giao thoa giữa bản thân và doanh nghiệp
Dựa vào những phân tích về doanh nghiệp đã được tiến hành ở trên, bản thân ứng viên cũng phải tiến hành “tự phân tích” bản thân mình để tìm kiếm điểm giao thoa giữa yêu cầu của doanh nghiệp và năng lực bản thân. Ví dụ, trong yêu cầu tuyển dụng, doanh nghiệp muốn tìm kiếm một người giỏi ngoại ngữ, thì tại sao ứng viên không tận dụng điều đó bằng cách trình bày về bản thân hoặc trả lời các câu hỏi phỏng vấn bằng ngôn ngữ thế mạnh của mình. Dưới đây là ví dụ về một bản tự PR bản thân một cách hiệu quả.
Trên đây là những điểm cần lưu ý khi tự PR bản thân mình. Hãy thu thập thật nhiều thông tin về doanh nghiệp trước khi lựa chọn, tìm kiếm những điểm tương đồng giữa bản thân và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để có thể chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn.
Để biết thêm thông tin về cơ hội việc làm tiếng Nhật, vui lòng tham khảo website Japanese-jobs.com(https://vn.japanese-jobs.com/vi)
Bài viết liên quan
-
-
2017/12/05(Tue)
Viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn – Lợi ích và cách trình bày
Bài viết phân tích lợi ích và chỉ ra cách viết một e-mail cảm ơn cơ bản sau buổi phỏng vấn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
-
2017/11/28(Tue)
Những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên
Trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho doanh nghiệp mình, nhà tuyển dụng cần chú ý tìm hiểu các lý do chuyển việc cũng như xem lại lịch sử chuyển việc, mức độ tham vọng.. của ứng viên. Và nếu có thể, nhà tuyển dụng cần đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên càng sớm càng tốt.