Bài viết phân tích lợi ích và chỉ ra cách viết một e-mail cảm ơn cơ bản sau buổi phỏng vấn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Sự khác nhau giữa phỏng vấn lần một và phỏng vấn lần hai – Các điểm cần lưu ý để nâng cao tỷ lệ đậu phỏng vấn nhé!
Trong quy trình tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản, nhìn chung thường có từ hai đến ba lần phỏng vấn trước khi được tuyển dụng. Trong những lần phỏng vấn này, có nhiều điểm khác nhau từ bộ phận hay chức vụ của nhân viên phụ trách phỏng vấn, những câu hỏi thường gặp và những vấn đề liên quan đến ứng viên được xem xét, và nếu chúng ta hiểu biết và chuẩn bị sẵn những nội dung này thì thiết nghĩ có thể nâng cao tỷ lệ đột phá phỏng vấn. Do đó, ở bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích về sự khác nhau giữa phỏng vấn lần một và phỏng vấn lần hai trong quy trình tuyển dụng.
Người phụ trách phỏng vấn
Đối với phỏng vấn lần một, người phụ trách thường là nhân viên trẻ của bộ phận nhân sự hay nhân viên trẻ – cốt cán tại nơi làm việc. Khi người phỏng vấn trẻ tuổi thì thường chưa quen với việc phỏng vấn, do đó ấn tượng đầu tiên là quan trọng nhất. Mặt khác, đối với phỏng vấn lần hai thì người phụ trách thường là người chịu trách nhiệm của bộ phận cần tuyển dụng hay nhân viên cốt cán của bộ phận nhân sự. Những người phụ trách phỏng vấn trong trường hợp này đã quen với việc phỏng vấn và cũng có khả năng nhìn người nên có thể nhìn thấu được các kiến thức hay tự PR mang tính bề ngoài. Đây là nơi mà bạn có thể biểu hiện thế mạnh và kinh nghiệm mà bạn đã đào sâu tìm hiểu.
Các yếu tố xem xét trong buổi phỏng vấn
Phỏng vấn lần một cũng đóng vai trò là chọn lọc ứng viên, nên sẽ xem xét các vấn đề như việc không có trở ngoại trong cách ứng xử cơ bản hay giao tiếp, có hay không các kỹ năng tối thiểu cần thiết cho công việc. Do vậy chúng ta cần giải thích sao cho dễ hiểu các nội dung tự phân tích như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và điểm mạnh của bản thân. Mặt khác, phỏng vấn lần hai sẽ xem xét khả năng thích nghi cao đối với công việc, mức độ hiểu biết ngành nghề và nội dung công việc, điểm tiếp xúc giữa ứng viên và doanh nghiệp, khả năng thăng tiến cao, khả năng hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp… Do vậy, chúng ta nên đào sâu hơn nữa việc tự phân tích, tiến hành nghiên cứu doanh nghiệp một cách đầy đủ, và nên biểu hiện cho doanh nghiệp thấy sự nhiệt huyết của bạn.
Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi thường gặp nhất trong phỏng vấn lần một thường là những vấn đề mang tính cơ bản. Do đó, bạn nên chuẩn bị nghiêm túc các câu trả lời đối với những câu hỏi truyền thống như: tự giới thiệu bản thân, động cơ ứng tuyển, tự PR (điểm mạnh), tiểu sử làm việc, những gì bạn đã cống hiến trong thời sinh viên… Mặt khác, phỏng vấn lần hai thì cũng có nhiều câu hỏi liên quan đến công việc hay sự nghiệp thực tế, và nhiều câu hỏi yêu cầu bạn tìm hiểu sâu về động cơ ứng tuyển hay điểm mạnh của bạn… Khi trả lời những câu hỏi như thế này, bạn nên chú ý để sao cho không mâu thuẫn với phần trả lời ở phỏng vấn lần một. Ngoài ra, phỏng vấn lần hai cũng thường gặp những câu hỏi về việc mà bạn muốn làm sau khi vào công ty, tầm nhìn tương lai, tình trạng ứng tuyển ở những công ty khác…
Bên trên là sự khác nhau khái quát giữa phỏng vấn lần một và phỏng vấn lần hai. Cơ bản của tất cả nằm ở sự tự phân tích và nghiên cứu về doanh nghiệp. Nếu bạn không bỏ qua các vấn đề này, ý thức được làm thế nào để câu trả lời có thể truyền đạt mong muốn của bạn một cách dễ hiểu thì đột phá phỏng vấn nằm ngay ở đó.
Để biết thêm thông tin về cơ hội việc làm tiếng Nhật, vui lòng tham khảo website Japanese-jobs.com(https://vn.japanese-jobs.com/vi)
Bài viết liên quan
-
-
2017/11/28(Tue)
Những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên
Trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho doanh nghiệp mình, nhà tuyển dụng cần chú ý tìm hiểu các lý do chuyển việc cũng như xem lại lịch sử chuyển việc, mức độ tham vọng.. của ứng viên. Và nếu có thể, nhà tuyển dụng cần đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên càng sớm càng tốt.
-
2017/11/28(Tue)
Cách giới thiệu bản thân để gây được ấn tượng tốt với người phỏng vấn
Khi phỏng vấn xin việc ở các doanh nghiệp Nhật, bao giờ cũng thường bắt đầu bằng mục giới thiệu bản thân. Bài viết trình bày một số lưu ý về nội dung và hình thức khi thể hiện phần này.