Bài viết giải thích các yếu tố thường được xem xét hay các câu hỏi thường gặp của người phụ trách phỏng vấn và ứng viên khi xét về sự khác nhau khái quát giữa phỏng vấn lần một và phỏng vấn lần hai.
Những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên
Sau một khoảng thời gian dài từ khi tiến hành phỏng vấn cho đến sàng lọc ứng viên, cuối cùng, nhà tuyển dụng cũng đã tìm được cho mình những ứng viên phù hợp nhất. Đương nhiên chúng ta không thể biết được liệu ứng viên có chấp nhận lời mời làm việc của doanh nghiệp mình hay không. Bài viết lần này sẽ đưa ra một số điều mà nhà tuyển dụng nên làm để có thể nâng cao xác suất các ứng viên tiềm năng sẽ lựa chọn công ty mình thay vì các công ty khác trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc (Offer Phase).
Hiểu được lý do chuyển việc của ứng viên
Có rất nhiều lý do dẫn đến sự chuyển việc của ứng viên. Đó có thể đơn giản là vì họ đang muốn tìm kiếm một công việc khác có thu nhập cao hơn; hay họ đang cảm thấy mệt mỏi vì công việc hiện tại đầy khó khăn, áp lực; có những người muốn chuyển việc để tìm kiếm một công việc thoải mái về mặt thời gian hơn; hay có thể vì môi trường làm việc ở công ty hiện tại không tốt, v.v. Nếu nhà tuyển dụng biết được những vấn đề đó của họ và tập trung vào việc làm thế nào để giảm thiểu nó khi đưa ra lời mời cho công việc lần này chắc chắn sẽ gây cho ứng viên những ấn tượng tốt đẹp về doanh nghiệp.
Xem lại lịch sử chuyển việc, mức độ tham vọng cũng như cảm nhận của ứng viên
Trước khi đưa ra một lời mời làm việc cụ thể nào, nhà tuyển dụng luôn muốn biết được càng nhiều thông tin về ứng viên càng tốt. Thông qua công ty giới thiệu nhân sự, nhà tuyển dụng có thể biết được động lực nào để ứng viên đăng ký ứng tuyển vào công ty mình, mức độ hài lòng về lương bổng và các chế độ khác ra sao, lịch sử chuyển việc của ứng viên, những mối quan tâm của ứng ứng viên sau khi vào công ty làm việc là gì v.v. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp không nhờ đến các công ty giới thiệu nhân sự, vì đây là những thông tin mang tính tế nhị nên đòi hỏi người phỏng vấn cần một khả năng lắng nghe tuyệt vời. Tạo ra một cuộc gặp gỡ, chẳng hạn một bữa ăn thân mật giữa những nhân viên ưu tú trong công ty và các ứng viên có thể sẽ là nơi để các ứng viên thoải mái bộc lộ bản thân mình
Đưa ra lời mởi làm việc nhanh nhất có thể
Sau khi phỏng vấn, phía doanh nghiệp nên gởi lời mời làm việc đến những ứng viên thỏa các điều kiện tuyển dụng càng sớm càng tốt. Vì những ứng viên đó có thể đang trong quá trình cân nhắc, lựa chọn giữa nhiều công ty khác nhau, do đó, nếu chúng ta đưa ra lời mời chậm trễ, rất có thể khi ấy, động lực làm việc của ứng viên cũng đã bị giảm sút phần nào hoặc cũng có thể trước đó không lâu ứng viên đã quyết định nhận lời của một công ty khác.
Trên đây là một số lưu ý trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên của các doanh nghiệp. Đến thời điểm này, không được phép làm lãng phí thời gian và tiền bạc đã tiêu tốn cho các hoạt động tuyển dụng. Không được tỏ ra lơ là, chủ quan, hãy trao đổi thẳng thắn với ứng viên tất cả mọi vấn đề.
Để biết thêm thông tin về cơ hội việc làm tiếng Nhật, vui lòng tham khảo website Japanese-jobs.com(https://vn.japanese-jobs.com/vi)
Bài viết liên quan
-
-
2017/12/05(Tue)
Viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn – Lợi ích và cách trình bày
Bài viết phân tích lợi ích và chỉ ra cách viết một e-mail cảm ơn cơ bản sau buổi phỏng vấn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
-
2017/11/28(Tue)
Cách giới thiệu bản thân để gây được ấn tượng tốt với người phỏng vấn
Khi phỏng vấn xin việc ở các doanh nghiệp Nhật, bao giờ cũng thường bắt đầu bằng mục giới thiệu bản thân. Bài viết trình bày một số lưu ý về nội dung và hình thức khi thể hiện phần này.