Bài viết giải thích các yếu tố thường được xem xét hay các câu hỏi thường gặp của người phụ trách phỏng vấn và ứng viên khi xét về sự khác nhau khái quát giữa phỏng vấn lần một và phỏng vấn lần hai.
Cách giới thiệu bản thân để gây được ấn tượng tốt với người phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn với các công ty Nhật, bao giờ cũng vậy, trước hết bạn sẽ được yêu cầu hãy tự giới thiệu về bản thân mình. Tự giới thiệu bản thân về cơ bản là để người phỏng vấn tìm hiểu sơ lược về bạn cũng như đó là cách họ tạo bầu không khí gần gũi, cởi mở hơn để sau đó bạn có thể tự PR về bản thân cũng như trình bày những mong muốn, nguyện vọng của bạn trong công việc. Tuy nhiên, đôi khi trong phần tự giới thiệu bản thân cũng có người trình bày luôn cả phần PR bản thân một cách ngắn gọn nhằm gây ấn tượng với người phỏng vấn. Bài viết lần này sẽ trình bày một số điểm cần lưu ý về hình thức và nội dung khi trinh bày phần này.Trong buổi phỏng vấn với các công ty Nhật, bao giờ cũng vậy, trước hết bạn sẽ được yêu cầu hãy tự giới thiệu về bản thân mình. Tự giới thiệu bản thân về cơ bản là để người phỏng vấn tìm hiểu sơ lược về bạn cũng như đó là cách họ tạo bầu không khí gần gũi, cởi mở hơn để sau đó bạn có thể tự PR về bản thân cũng như trình bày những mong muốn, nguyện vọng của bạn trong công việc. Tuy nhiên, đôi khi trong phần tự giới thiệu bản thân cũng có người trình bày luôn cả phần PR bản thân một cách ngắn gọn nhằm gây ấn tượng với người phỏng vấn. Bài viết lần này sẽ trình bày một số điểm cần lưu ý về hình thức và nội dung khi trinh bày phần này.
Nội dung nên trình bày trong phần giới thiệu bản thân
Phần giới thiệu bản thân, về cơ bản là cung cấp cho người phỏng vấn những thông tin về bản thân như “đến từ đâu”, “là người như thế nào”, đồng thời tạo cho ứng viên cảm thấy thoải mái hơn trong giao tiếp với người phỏng vấn, giúp buổi phỏng vấn được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn. Người phỏng vấn không nhất thiết phải quan tâm đến toàn bộ thông tin trong CV của bạn. Tuy nhiên, về cơ bản thì ở phần giới thiệu bản thân, ứng viên nên bổ sung thêm một số thông tin về tiểu sử bản thân mà bạn đã viết trong CV trước đó.
Một số mục cơ bản cần trình bày:・ Họ tên・ Tóm tắt quá trình học tập và làm việc・ Chuyên môn・ Sở thích, sở trường
Dù có trình bày vấn đề gì cũng nên trình bày một cách ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu. Trong buổi phỏng vấn, ở những phần mà người phỏng vấn đặc biệt có hứng thú muốn nghe, bạn nên đi vào chi tiết vấn đề và tập trung trình bày những từ khóa.
Một số lưu ý
Nội dung
Bao giờ khi bắt đầu buổi phỏng vấn , phần tự giới thiệu bản thân cũng được yêu cầu trình bày trước nhất, phần PR bản thân và động cơ, động lực làm việc thưởng sẽ được trình bày sau đó. Do đó, trong phần tự giới thiệu bản thân, nếu bạn trình bày luôn cả nội dung PR bản thân, mong muốn và động lực làm việc thì sau đó khi nghe tiếp cùng nội dung trên sẽ tạo cho người phỏng vấn cảm giác bị trùng lặp thông tin, gây khó chịu. Những thông tin như mức độ mong muốn hay điểm mạnh bạn muốn thể hiện có thể không cần thiết phải trình bày, nhưng tốt hơn hết thì trong câu trả lời về vấn đề này, bạn nên đưa ra nội dung một cách chi tiết, rõ ràng theo từng phần để tăng sức thuyết phục của câu trả lời.
Cách nói chuyện
Nói chuyện to, rõ ràng, mạch lạc. Lưu ý việc giao tiếp bằng ánh mắt với người phỏng vấn là điều tối quan trọng khi trò chuyện.
Thời gian
Có một số trường hợp nhà tuyển dụng quy định ứng viên được trình bày trong khoảng “30 giây” hay “2 phút”. Nhưng nếu không có quy định cụ thể nào về thời gian, thì một câu trả lời sẽ được trình bày trong khoảng 1 phút (tương đương 250~300 từ trong tiếng Nhật). Khi bạn lo lắng, căng thẳng, bạn thường sẽ có xu hướng nói nhanh hơn. Bạn nên thực hành nhiều lần để có thể điều chỉnh tốc độ nói phù hợp khi vào phỏng vấn.
Ví dụ
Dưới đây là 2 đoạn ví dụ về một bài giới thiệu bản thân. Đoạn thứ nhất là cách trình bày của một sinh viên mới tốt nghiệp, nội dung chủ yếu trình bày về tính cách và hoàn cảnh bản thân. Đoạn thứ hai được trình bày bởi một người hiện đang có nguyện vọng chuyển việc, nội dung chủ yếu PR bản thân và trình bày những mong muốn, nguyện vọng trong công việc.
Ví dụ 1
Ví dụ 2
Trên đây là một số thông tin và ví dụ tham khảo. Hãy thử suy nghĩ cho mình một phần giới thiệu bản thân thật ấn tượng nhé.
Để biết thêm thông tin về cơ hội việc làm tiếng Nhật, vui lòng tham khảo website Japanese-jobs.com(https://vn.japanese-jobs.com/vi)
Bài viết liên quan
-
-
2017/12/05(Tue)
Viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn – Lợi ích và cách trình bày
Bài viết phân tích lợi ích và chỉ ra cách viết một e-mail cảm ơn cơ bản sau buổi phỏng vấn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
-
2017/11/28(Tue)
Những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên
Trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho doanh nghiệp mình, nhà tuyển dụng cần chú ý tìm hiểu các lý do chuyển việc cũng như xem lại lịch sử chuyển việc, mức độ tham vọng.. của ứng viên. Và nếu có thể, nhà tuyển dụng cần đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên càng sớm càng tốt.