Bài viết giải thích các yếu tố thường được xem xét hay các câu hỏi thường gặp của người phụ trách phỏng vấn và ứng viên khi xét về sự khác nhau khái quát giữa phỏng vấn lần một và phỏng vấn lần hai.
Những điểm cần lưu ý khi cuộc phỏng vấn bước vào giai đoạn cuối – Phần trình bày của doanh nghiệp
Phỏng vấn, đối với doanh nghiệp đó là công việc giúp họ tìm kiếm nhân tài ưu tú cho các vị trí trong công ty, còn đối với ứng viên mà nói, đó chính là nơi ứng viên có thể biết những thông tin chi tiết hơn về công việc mình đang dự tuyển, để bản thân cũng có hứng thú và động lực gia nhập công ty. Bài viết lần này chúng tôi sẽ trình bày một số điểm mà các nhà tuyển dụng cần lưu ý khi giải thích chi tiết về công việc trong buổi phỏng vấn, để tránh những bất đồng không đáng có giữa hai bên.
Những điều doanh nghiệp cần trình bày rõ với ứng viên
Ở bài viết lần trước, chúng tôi có đề cập đến một vài vấn đề mà nhà tuyển dụng cần trình bày rõ với ứng viên khi giới thiệu về công việc mình cần tuyển. Ở góc độ là nhà tuyển dụng, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Thông tin chung về doanh nghiệp ( Tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính, lịch sử doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ v.v..)
→ Có không ít những ứng viên chuyển việc từ ngành nghề này sang ngành nghề khác. Do đó, nhà tuyển dụng nên giới thiệu với ứng viên một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp, về loại hình kinh doanh chính của doanh nghiệp mình nhằm đem lại cho ứng viên cái nhìn tổng quát nhất về công việc mà có thể mình sắp sửa làm.
- Phân công công việc cụ thể và trách nhiệm đi kèm
→Nhà tuyển dụng nên trình bày rõ những vấn đề như nội dung công việc, trách nhiệm đi kèm.. bằng 6W2H (Who/Why/What/When/Where/How/Whom/How much)
- Đặc trưng của từng vị trí công việc cụ thể và điểm khác biệt với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực.
→ Ứng viên có thể đã đăng ký ứng tuyển vào vị trí này ở nhiều công ty tương tự. Do đó, nếu có thể chỉ ra những điểm khác biệt so với những doanh nghiệp khác sẽ dễ tạo cho ứng viên cơ sở, động lựa để lựa chọn làm việc ở doanh nghiệp mình hơn.
- Cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp
→ Trình bày rõ cho ứng viên cơ cấu vận hành và tổ chức của doanh nghiệp nói chung cũng như các phòng ban nói riêng.
- Cơ hội thăng tiến trong tương lai
→Nếu vạch ra cho ứng viên lộ trình nghề nghiệp rõ ràng và chỉ ra được những cơ hội có thể thăng tiến trong tương lai sẽ giúp ứng viên có mong muốn gắn bó lâu dài với công việc này hơn.
- Chế độ lương, thưởng, trợ cấp v.v
→ Đối với ứng viên mà nói, đây có lẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi đi phỏng vấn xin việc. Do đó, khi buổi phỏng vấn sắp sửa kết thúc, những vấn đề liên quan như chế độ phúc lợi, trợ cấp, tiền thưởng v.v cũng nên được doanh nghiệp trình bày rõ với ứng viên.
Tạo động lực, hứng thú làm việc cho các ứng viên tiềm năng
Đối với những ứng viên đầy tiềm năng mà chúng ta muốn tuyển dụng, hãy tìm cách khơi gợi động lực, hứng thú làm việc của họ bằng cách truyền đạt cho họ bầu không khí làm việc trong công ty, tính cách của cấp trên hay đồng nghiệp, thậm chí, có thể kể cho họ nghe về sự bận rộn của cả công ty khi bước vào mùa cao điểm hay những kỹ năng và kinh nghiệm ứng viên sẽ có được khi làm việc ở đây v.v
Để biết thêm thông tin về cơ hội việc làm tiếng Nhật, vui lòng tham khảo website Japanese-jobs.com(https://vn.japanese-jobs.com/vi)
Bài viết liên quan
-
-
2017/12/05(Tue)
Viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn – Lợi ích và cách trình bày
Bài viết phân tích lợi ích và chỉ ra cách viết một e-mail cảm ơn cơ bản sau buổi phỏng vấn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
-
2017/11/28(Tue)
Những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên
Trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho doanh nghiệp mình, nhà tuyển dụng cần chú ý tìm hiểu các lý do chuyển việc cũng như xem lại lịch sử chuyển việc, mức độ tham vọng.. của ứng viên. Và nếu có thể, nhà tuyển dụng cần đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên càng sớm càng tốt.