Bài viết giải thích các yếu tố thường được xem xét hay các câu hỏi thường gặp của người phụ trách phỏng vấn và ứng viên khi xét về sự khác nhau khái quát giữa phỏng vấn lần một và phỏng vấn lần hai.
Sự khác biệt về quan điểm nghề nghiệp giữa nhân viên người Nhật và nhân viên người châu Á
Trong chiến lược về tuyển dụng nhân sự tại châu Á của các doanh nghiệp Nhật, việc lý giải điểm khác biệt trong văn hóa, suy nghĩ của người Nhật Bản và các nước châu Á khác là điều đương nhiên cần có. Do đó, việc hiểu rõ sự khác biệt về quan điểm nghề nghiệp giữa nhân viên người Nhật và nhân viên các nước châu Á là điều rất cần thiết cho các doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư, mở rộng kinh doanh tại thị trường tiềm năng này. Bài viết này xin được lý giải những điểm khác biệt dó dựa trên kết quả của bảng khảo sát về công việc của các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái, Malaysia, Indonesia, Việt Nam..) và Nhật Bản
1. Cách suy nghĩ về việc “làm việc ở công ty”
Người Nhật thường có xu hướng làm việc gắn bó lâu dài với một công ty nhất định ( do chế độ tuyển dụng suốt đời). Trong khi đó, ở các quốc gia châu Á khác, nhiều người lại có xu hướng đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình, dẫn đến không ít người cho rằng việc làm việc tại một công ty nhất định chỉ là một trong nhiều nguồn thu nhập của họ mà thôi. “Nghề tay trái” phổ biến ở các nước châu Á có thể kể đến như: kinh doanh, buôn bán ngay tại địa phương; đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, kinh doanh qua mạng (bán hàng online..)..
Thu nhập do “nghề tay trái” đem lại đượ thể hiện ở biểu đồ dưới đây. Có thể dễ dàng nhận thấy phần trăm thu nhập do “nghề tay trái” mang lại ở các nước châu Á cao hơn hẳn so với Nhật Bản.
Nguồn thu nhập do làm việc tại công ty, doanh nghiệp hay được đem ra so sánh với các nguồn thu nhập khác, dẫn đến việc nhiều người cho rằng một nguồn thu nhập tốt cũng phản ánh được đóng góp cho công ty, doanh nghiệp đó.
2. Điều gì quan trọng trong công việc?
Trong khi người Nhật chú trọng đến nội dung công việc và các mối quan hệ tại nơi làm việc thì phần lớn tại các quốc gia châu Á khác lại vô cùng chú trọng đến vấn đề thù lao. Khi nhìn vào biểu đồ kết quả của cuộc điều tra về “Điều quan trọng nhất trong công việc” chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thù lao của công việc luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các nước châu Á.
Khi người châu Á tìm kiếm một công việc nào đó, họ thường tập trung vào vến đề lương bổng, thậm chí còn dùng nó để trao đổi đàm phán trong quá trình phỏng vấn. Chính vì lẽ đó, đối với một người nhật đang tìm kiếm một công việc lâu dài, ổn định có lẽ cũng nên thay đổi cách suy nghĩ của mình về công việc.
3.Tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp
Người Nhật thường tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp bằng cách thay đổi nhiều vị trí khác nhau trong nội bộ công ty dựa vào số năm kinh nghiệm làm việc chẳng hạn như trưởng phòng, giám đốc bộ phận, tổng giám đốc, chủ tịch.. Trong khi đó người châu Á lại có xu hướng tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp bằng cách liên tục chuyển việc nhưng công việc vẫn dựa trên nền tảng chuyên môn mà họ đã học ở trường đại học. Trên thực tế, tỷ lệ người châu Á có kinh nghiệm chuyển việc ở độ tuổi 20 là khoảng 48,7%, nếu so với 29,3 % của người Nhật thì vẫn khá cao (※1). Do đó, sau khi lý giải những cơ hội nghề nghiệp mà người châu Á thường hướng đến trong công việc, doanh nghiệp có thể đề ra những chính sách nhân sự phù hợp.
※1: Theo nghiên cứu “ Phân tích việc làm ở châu Á” của Recruit Works Institu
Bài viết liên quan
-
-
2017/12/05(Tue)
Viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn – Lợi ích và cách trình bày
Bài viết phân tích lợi ích và chỉ ra cách viết một e-mail cảm ơn cơ bản sau buổi phỏng vấn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
-
2017/11/28(Tue)
Những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên
Trong giai đoạn đưa ra lời mời làm việc cho doanh nghiệp mình, nhà tuyển dụng cần chú ý tìm hiểu các lý do chuyển việc cũng như xem lại lịch sử chuyển việc, mức độ tham vọng.. của ứng viên. Và nếu có thể, nhà tuyển dụng cần đưa ra lời mời làm việc cho ứng viên càng sớm càng tốt.